Don’t Scroll Past Gen Z -- How to Harness This Generation’s Political Impact

Historically, the youth voting bloc has trailed all others when it comes to voter participation, which has led to a healthy dose of skepticism among political elites about their potential turnout. This summer, we set out to unpack that, by partnering with Tufts’ University’s Center for Information & Research on Civic Learning and Engagement (CIRCLE), Morning Consult, and Crowd DNA on new quantitative and qualitative research among bipartisan Gen Z voters and experts on youth civic engagement. Today we’re publishing our findings.
Trong lịch sử, khối bỏ phiếu thanh niên đã theo sau những nhóm còn lại về tỷ lệ tham gia bầu cử, điều này làm dấy lên một sự hoài nghi lành mạnh trong giới tinh hoa chính trị về số cử tri đi bầu tiềm năng của họ. Nhưng ngoài những suy đoán về việc liệu Thế hệ Z có đi bỏ phiếu hay không hoặc họ sẽ bầu cho ai, thì vẫn chưa thật sự có nhiều nỗ lực tìm hiểu về những rào cản ngăn thế hệ này đi bỏ phiếu, đâu là vấn đề quan trọng nhất với họ và cách tốt nhất để tiếp cận thế hệ có sức ảnh hưởng này là gì.
Mùa hè này, chúng tôi bắt tay vào giải mã những vấn đề nói trên bằng cách hợp tác với Trung tâm Thông tin & Nghiên cứu về Tìm hiểu và Tương tác Công dân (CIRCLE), Morning Consult, và Crowd DNA để thực hiện nghiên cứu định lượng và định tính mới trên các cử tri lưỡng đảng Thế hệ Z và các chuyên gia trong lĩnh vực tương tác công dân trẻ. Hôm nay chúng tôi công bố những phát hiện của mình, những phát hiện này cho thấy chúng ta nên kỳ vọng Thế hệ Z sẽ đồng loạt đi bỏ phiếu trong năm 2020, điều chưa từng xảy ra trước đây. Nhiều người thuộc thế hệ này sẽ đủ điều kiện tham gia bầu cử tổng thống lần đầu tiên trong năm nay.
Các phát hiện gồm có:
  • Đại dịch đang gõ cửa từng nhà: 82% Thế hệ Z cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến họ nhận ra quyết định của giới lãnh đạo chính trị tác động đến cuộc sống hàng ngày của họ như thế nào.
  • Hoạt động xã hội dẫn đến bỏ phiếu: Những người trẻ tự nhận mình vừa bảo thủ vừa tự do xem bản thân là các nhà hoạt động xã hội, và các nghiên cứu gần đây cho thấy hoạt động xã hội khiến họ có nhiều khả năng đi bầu hơn.
  • Đại học là nơi khơi nguồn cử tri tham gia đi bầu chính: 63% sinh viên trong độ tuổi từ 18-21 thường biết về các quy trình công dân khi theo học đại học, dù đó là từ động lực đăng ký cử tri nhen nhóm tại khuôn viên trường hay từ các bạn sinh viên khác.
  • Hệ thống của chúng tôi bỏ qua một số lượng lớn cử tri trẻ: Chỉ 33% trong độ tuổi từ 18-23 có khả năng theo học đại học toàn thời gian, đồng nghĩa với việc còn một số lượng rất lớn các cử tri trẻ khác đủ điều kiện bỏ phiếu nhưng chưa từng được tiếp cận đủ thông tin và tài nguyên để hỗ trợ họ thực hiện điều này.
Nói ngắn gọn, các quy trình bỏ phiếu hiện tại của chúng ta chưa được hiện đại hóa để phù hợp với thế hệ sử dụng di động đầu tiên cũng như cách họ giao tiếp và xử lý thông tin. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy họ sẵn sàng vượt qua rào cản này vào năm 2020. Các công cụ dân sự di động có thể đóng vai trò then chốt đối với người trẻ trong cuộc bầu cử này thông qua việc cung cấp nguồn lực để giáo dục cử tri trẻ tuổi, giúp họ đăng ký, cung cấp lá phiếu mẫu và đảm bảo họ hiểu các lựa chọn bỏ phiếu của mình, dù là qua thư hay đi bầu trực tiếp.
Xét đến tác động của đại dịch đến khuôn viên các trường đại học và số lượng người trẻ không phải là sinh viên toàn thời gian truyền thống, các công cụ số hóa có thể hoạt động như một thiết bị cân bằng giúp cung cấp các thông tin chính trị và dân sự cho thế hệ người Mỹ trẻ tuổi trên khắp cả nước.
Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này hữu ích với những người đang nỗ lực kết nối với Thế hệ Z trước cuộc bầu cử này cũng như trong các cuộc bầu cử sắp tới, và sau cùng giúp họ đạt được quyền đại diện mà họ xứng đáng. 2020 có thể là năm chúng ta chứng kiến số cử tri trẻ đi bỏ phiếu cao lịch sử và chúng tôi khuyến khích bạn xem qua bản sách trắng đầy đủ của chúng tôi.
Back To News