The Liquid Self

Social media doesn’t need to be what it has come to be. Social media is young, growth comes with pains, and we should keep questioning assumptions and push this new media to new limits.
Mạng xã hội không cần phải trở thành những gì là bản thân nó lúc này. Mạng xã hội vẫn còn "non trẻ", tăng trưởng đi kèm với những khó khăn, vì vậy chúng ta nên tiếp tục đặt câu hỏi về các giả định và thúc đẩy phương tiện truyền thông mới này đến những giới hạn mới. Bài đăng đầu tiên của tôi trên blog Snapchat, thật phù hợp, đã đặt nghi vấn về tính lâu dài được mặc định của nội dung mạng xã hội. Nội dung vĩnh viễn chỉ là một sự lựa chọn, một quyết định với ý nghĩa sâu xa, trong khi nó không cần thiết. Ở đây, tôi muốn nghĩ đến một hệ quả chính của sự vĩnh viễn: hồ sơ mạng xã hội.
Hồ sơ mạng xã hội thông thường là một tập hợp thông tin về bạn và/hoặc do bạn tạo ra, thường liên quan đến những người khác mà bạn kết nối. Hồ sơ cấu trúc nhân dạng theo những cách ít nhiều còn hạn chế: chính sách tên thật, danh sách thông tin về sở thích, chi tiết lịch sử và các hoạt động hiện tại, từ đó tạo nên một "chiếc hộp" có cấu trúc hoàn chỉnh bao trùm lên một con người. Xa hơn nữa, khi lịch sử được chúng tôi ghi lại lớn dần, hồ sơ phát triển cả về kích thước theo nghĩa đen, lẫn tầm ảnh hưởng đến tâm trí và hành vi của chúng ta.
Hồ sơ mạng xã hội cố gắng thuyết phục chúng ta rằng cuộc sống, trong tất cả dòng chảy phù du của nó, cũng nên là sự mô phỏng của chính nó; dòng chảy phù du của kinh nghiệm sống phải được nguy tạo thành một bộ sưu tập các vật thể riêng lẻ, rời rạc để chờ được thảy vào các ngăn chứa hồ sơ. Logic của một hồ sơ là cuộc sống phải được ghi lại, bảo quản, và được lồng kính. Nó đòi hỏi chúng ta phải trở thành nhà sưu tập của cuộc đời mình, tạo ra viện bảo tàng trưng bày bản thân. Các khoảnh khắc được chia nhỏ, đặt vào ô, định lượng và xếp hạng. Mạng xã hội vĩnh viễn dựa trên các hồ sơ như vậy, mỗi cái ít nhiều bị hạn chế và giống như tấm lưới. Suy nghĩ lại về sự lâu dài có nghĩa là xem xét lại loại hình hồ sơ mạng xã hội này, và nó cho thấy khả năng một hồ sơ không phải là một bộ sưu tập được bảo quản sau tấm kính, mà là một thứ gì đó sống động, linh hoạt hơn và không ngừng thay đổi.
***
Lưu lại nhân dạng vào các danh mục trên mạng xã hội không phải hoàn toàn xấu, và mục tiêu của tôi ở đây không phải là tranh luận xem chúng nên biến mất hay không, mà tôi muốn hỏi rằng liệu chúng có thể được cân nhắc lại, chỉ gồm một tùy chọn duy nhất và có lẽ không phải là mặc định? Liệu mạng xã hội có thể được tạo ra mà không yêu cầu chúng ta đặt bản thân vào những "thùng chứa nhân dạng" hay không khi mà con người và nhân dạng về bản chất là linh hoạt và không ngừng thay đổi?
Để xem xét điều này, hãy nghĩ một chút về bản chất văn hóa hiện đại và phổ biến được tìm thấy trong những câu chuyện thiếu nhi, sách tự lực (self-help) cũng như lời khuyên hàng ngày yêu cầu chúng ta hãy sống thật với chính mình. Chúng ta phải khám phá và giữ mình trung thành với phiên bản thực sự, nguyên bản của con người chúng ta. Thông thường đó có thể là một lời khuyên tốt, nhưng nếu bạn cảm thấy chột dạ khi đọc từ "đích thực" như khi tôi viết nó ra đây, thì chứng tỏ bạn đã biết rằng lời khuyên khó mà chừa chỗ cho thứ gì khác ngoài một bản thể duy nhất, bất kể thời gian và không gian, và điều đó tạo ra nguy cơ cản bước sự thay đổi. Có một trường phái tư tưởng khác cho rằng nhân dạng không bao giờ cố định mà luôn luôn biến đổi. Thay vì có một bản thể duy nhất, bất biến, chúng ta có thể nghĩ rằng mình là 'bản thể luân chuyển', thiên về động từ hơn danh từ.
Tôi biết điều này là trừu tượng, và chúng ta sẽ không tranh luận đến cùng vấn đề triết học này trên blog, nhưng Internet đóng một vai trò thú vị trong tranh cãi căng thẳng giữa sự nhất quán và thay đổi của nhân dạng. Câu chuyện bây giờ đã trở nên quen thuộc: Trên mạng đầy rẫy những ý tưởng mới về khả năng định hinh lại con người chúng ta bằng cách vượt qua vị trí địa lý, khả năng thể chất, và những vấn đề như chủng tộc, giới tính, tuổi tác, thậm chí cả giống loài [mặc dù vậy, sự không lệ thuộc này chỉ luôn là điều viển vông]. Một truyện tranh trên tờ New Yorker từng có câu đùa khét tiếng rằng: "Trên Internet, chẳng ai biết bạn là một con chó". Tuy nhiên, khi câu chuyện tiếp diễn, Internet đã trở thành trào lưu và bắt đầu thương mại hóa. Điều đó trở nên bình thường, và đâu đó trong suốt quá trình, sự ẩn danh không bị gò bó được thay thế bằng nhân dạng nhất quán. Vì bây giờ mọi người đều biết bạn là một con chó, thật khó để trở thành bất kỳ thứ gì khác.
Mạng xã hội đã nhấn mạnh rất nhiều vào nhân dạng của chúng ta, liên tục ghi lại, luôn tích lũy, lưu trữ và cho chúng ta xem lại trong một hồ sơ luôn có sẵn của mình. Đúng, nhân dạng có thể là nguồn gốc của tầm quan trọng, ý nghĩa, lịch sử và niềm vui, nhưng ngày nay, số lượng nhân dạng đang gia tăng nhanh chóng, tạo ra nhiều mối gắn kết giữa chúng ta với chính mình theo cấp số nhân. Ảnh hồ sơ, ảnh phông nền, những điều bạn thích, những việc bạn làm, bạn bè của bạn gồm những ai đều không có điểm dừng và bạn bắt đầu luôn tự quan sát bản thân đi kèm một liều được mọi người theo dõi lành mạnh. "Thể hiện bản thân" trong một chốc có thể thành "kiểm soát bản thân" khi việc bạn là ai (và bạn không là ai) trở thành một phần to lớn của cuộc sống hàng ngày.
Thể hiện bản thân, khi bị đóng khuôn vĩnh viễn trong những chiếc hộp phân loại (kỹ thuật số hoặc dạng khác), sẽ có nguy cơ trở thành rào cản và tự hạn chế bản thân. Do áp lực của việc sống "thật", "đích thực" và "thật với bản thân" như đã nói ở trên, bằng chứng đồ sộ này về bản thể của một ai đó có thể trở nên hạn chế và cản trở sự thay đổi nhân dạng. Nỗi lo của tôi ở đây là mạng xã hội thống trị ngày nay quá thường xuyên dựa vào ý tưởng (và lý tưởng) về việc có một bản thể chân thật, không thay đổi, kiên định duy nhất và như vậy con người sẽ không thể thích nghi với sự vui tươi và thay đổi. Nó đã được xây dựng dựa trên logic của các hộp và danh mục có cấu trúc bậc cao, đa phần với các bộ định lượng nhằm xếp hạng mọi khía cạnh của nội dung mà chúng ta đăng, và máy thu thập dữ liệu theo mô hình lưới này đơn giản là không phù hợp với thực tế rằng con người vốn linh hoạt, hay thay đổi và rối ren theo những cách vừa đáng thương, vừa tuyệt vời.
***
Dù mạng xã hội đang ở giai đoạn tuổi vị thành niên, nó vẫn chưa kết hợp nhuần nhuyễn độ tuổi này với chính nó. Khi nói vậy, ý tôi không phải là những người trẻ cụ thể, mà là sự thay đổi và phát triển lành mạnh, bất kể lứa tuổi. Mặc định yêu cầu người dùng mạng xã hội lưu lại vĩnh viễn và phơi bày bản thân sẽ làm mất đi tầm quan trọng vô giá của trò chơi nhân dạng. Nói cách khác: nhiều người trong số chúng ta mong muốn mạng xã hội ít giống một khu mua sắm lại mà giống một công viên nhiều hơn. Ít bị chuẩn hóa, bị hạn chế hay bị kiểm soát, vâng, công viên chính là nơi bạn có thể làm điều gì đó ngớ ngẩn một chút. Để trầy đầu gối chẳng hạn. Nhưng không nên tránh né hoàn toàn những sai lầm, đây là tư tưởng chi phối những gì mạng xã hội vĩnh viễn yêu cầu, dẫn đến việc liên tục lo âu thái quá về những gì được đăng. Một biện pháp khắc phục lành mạnh đối với mạng xã hội hiện tại là tạo ra các nền tảng cung cấp nhiều không gian hơn để người dùng hoạt động mà không lo hành vi đó xác định mình là ai và có thể làm gì. Ý tưởng về các không gian không bị dòm ngó để tự do thể hiện có thể đáng sợ, nhưng việc thiếu các không gian như vậy lại đáng lo ngại hơn nhiều. *
Mạng xã hội thống trị đã có một vị trí vững chắc, theo tôi còn là quan trọng, trong việc một phiên bản nhân dạng được phân loại ở bậc cao và có mặt ở khắp nơi, phiên bản áp đặt lý tưởng về một nhân dạng ổn định, duy nhất mà chúng ta sẽ phải liên tục đối mặt. Đó là một triết lý mà không nắm bắt được sự bất định và linh hoạt thực sự của bản thể, thất bại trong việc tuyên dương sự phát triển và đặc biệt tồi tệ với những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Tôi tự hỏi làm thế nào chúng ta có thể xây dựng mạng xã hội mà không phải lúc nào cũng củng cố mối quan hệ của chúng ta với bản thân mình bằng những chiếc hộp nhân dạng. Tôi nghĩ mạng xã hội tạm thời sẽ cung cấp những cách hiểu mới về hồ sơ mạng xã hội, một cách không có cuộc sống ngụy tạo thành những mảnh ghép bị định lượng và "đông cứng", thay vào đó là một thứ linh hoạt, biến đổi và sống động hơn.
*Lưu ý: Ý tưởng một người nên có một nhân dạng duy nhất, cố định, chân thật hoặc đích thực sẽ khó khăn cho những ai dễ bị tổn thương hơn trong xã hội. Chỉ có một nhân dạng duy nhất, bất biến dường như không phải vấn đề nếu bạn là người không thường xuyên bị kỳ thị hay bị cản trở. Tuy nhiên, cần phải công nhận rằng việc nhiều người thích và cần một số "ngăn tủ mạng xã hội" nơi họ không cần quá nghiêm túc về nhân dạng và không phô trương chúng thái quá vì những hậu quả tiềm ẩn còn lớn hơn, là điều chính đáng. Chủng tộc, giai cấp, giới tính, tình dục, khả năng, tuổi tác và tất cả các đặc tính giao nhau khác của quyền lực và sự dễ bị tổn thương cần là một phần của các cuộc thảo luận xung quanh cách mà mạng xã hội được xây dựng, sử dụng và cải thiện.
Back To News