Temporary Social Media

Technology has a way of making time simultaneously important and baffling. Communication technologies from speaking to writing to recording sound and sight disrupt temporality, mixing the past, present, and future in unpredictable new ways.
Công nghệ khiến thời gian trở nên vừa quan trọng lại vừa phức tạp.
Các công nghệ truyền thông từ nói tới viết dùng để ghi lại âm thanh và hình ảnh làm gián đoạn, hòa trộn quá khứ, hiện tại và tương lai theo những cách thức mới không lường trước được. Sự vĩnh cửu hỗn loạn này là một phần trong mối quan tâm về mạng xã hội-hay chí ít đó là điều khiến tôi hứng thú. Đặc biệt thực tế là mạng xã hội từ trước đến nay có một định hướng cụ thể và riêng biệt về thời gian: một tất yếu giả định rằng hầu hết mọi thứ được ghi lại mãi mãi.
Hầu hết những hiểu biết cá nhân cũng như những nghiên cứu về mạng xã hội đều cho rằng các hoạt động trực tuyến của chúng ta có thể và nhiều khả năng là sẽ tồn tại vĩnh viễn. Bức ảnh được đăng lên hôm nay vẫn sẽ còn đó trong ngày mai. Thi thoảng thật thỏa mãn khi nghĩ rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ trìu mến nhìn lại khoảnh khắc này. Đôi lúc ý niệm về việc sau này chúng ta sẽ nhận quả báo vì điều ta làm hôm nay lại thật khủng khiếp. Trong khi có một số nghiên cứu về việc xóa bỏ nội dung mạng xã hội, chẳng hạn như công trình tuyệt vời của danah boyd về "dọn tường facebook"- tức là người dùng định kỳ xóa các bài đăng trên tường của họ, thì phần lớn hiểu biết của chúng ta về mạng xã hội đều cho rằng hầu hết các nội dung sẽ tồn tại vĩnh viễn. Ví dụ, Rob Horning đã đúng đắn chỉ ra rằng cái "tôi" ngày càng gắn kết chặt chẽ với dữ liệu và tài liệu mạng xã hội, ông cho là,
kể từ bây giờ sự giám sát khắp nơi sẽ là thực tế căn bản về tính chủ quan.Cái tôi thật vô nghĩa khi nó không xem xét việc nó đã hay sẽ được ghi lại như thế nào, làm thế nào cái tôi đó sẽ xuất hiện như một hiện vật của tìm kiếm trực tuyến
Giờ đây, "được ghi chép" và "hiện vật" chắc chắc là những thuật ngữ phù hợp, cái trước khẳng định cái sau. Tuy nhiên, liệu việc ghi lại có luôn cần phải được nhìn như một hiện vật tương lai tất yếu? Chúng ta có cần tiếp tục cho rằng nội dung mạng xã hội cần tồn tại mãi mãi? Tôi rất tò mò về điều gì sẽ xảy ra với vấn đề danh tính khi mạng xã hội ít chú trọng vào những ghi chép lâu dài và thay bằng những nội dung mang tính tạm thời hơn. Bản thân danh tính sẽ ít được xem như một "hiện vật"bất biến, một cách hiểu ít hoài niệm hơn về hiện tại như là tương lai tiềm năng của quá khứ và thay vào đó là một danh tính mang tính hiện tại hơn, cho chính hiện tại.
Nói một cách đơn giản, nếu chúng ta xem xét lại ý tưởng về sự vĩnh cửu giả định của mạng xã hội thì sao? Sẽ ra sao nếu mạng xã hội, với tất cả sự đa dạng của nó, được định hướng về thời gian khác đi bằng cách tăng tính tạm thời một cách có chủ đích? Nhiều trang mạng xã hội sẽ trông như thế nào nếu sự phù du là cố hữu và vĩnh cửu, hoặc bất quá là một lựa chọn?
Không khó để đánh giá thấp tầm quan trọng của việc đưa nhiều sự phù du hơn nữa vào mạng xã hội. Tuy nhiên việc biến mạng xã hội trở nên tạm thời hơn về cơ bản sẽ thay đối mối quan hệ của chúng ta đối với hiện diện trực tuyến, với quyền riêng tư dữ liệu, quyền sở hữu nội dung, "quyền quên lãng". Tự nó sẽ thay đổi hoạt động của kỳ thị xã hội, sự hổ thẹn và vấn đề danh tính.
Ngoài "quyền quên lãng",nghĩa vụ ghi nhớ có khả năng suy giảm thì sao?
***
Chúng tôi suy nghĩ về việc tên của học sinh trung học sẽ xuất hiện thế nào trong kết quả tìm kiếm nhiều năm sau này, hay các ứng cử viên tổng thống sẽ phản đối chính hồ sơ quá khứ trực tuyến của họ như thế nào. Quả thực, tuyên ngôn phổ biến rằng : "Thật mừng là tôi không dùng mạng xã hội khi còn trẻ!" rốt cuộc đã khẳng định rằng hiện tại của chúng ta sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng đến thế nào khi nó bị đào bới lên trong tương lai. Thông điệp thường là chúng ta nên xấu hổ về những gì chúng ta đang làm, rằng những gì chúng ta đang tạo ra sẽ mang đến vết nhơ trong tương lai.
Việc nhận ra mối nguy hại mà truyền thông vĩnh viễn có thể mang lại là vô cùng quan trọng - và mối nguy này còn không được phân chia đồng đều. Những người có danh tính không hợp lẽ thường hay những người yếu thế trong xã hội có nhiều nguy cơ đối mặt với rủi ro tiềm tàng mà dữ liệu quá khứ có thể gây ra, dưới dạng sự hổ thẹn và nhục nhã. Khi các công ty truyền thông xã hội gặp lỗi về quyền riêng tư, những người thuộc giới tính thứ ba, người da màu và phụ nữ thường là những người phải trả giá đắt nhất. Đây là lý do tại sao các phong trào như quyền được quên lãng lại quan trọng như vậy.
Tuy nhiên có điều mâu thuẫn là: chúng ta nên cẩn thận để không diễn đạt những lợi ích tiềm năng của mạng xã hội tạm thời thành khuyến khích việc trốn tránh quá khứ của mình trong hổ thẹn. Như tôi vừa trình bày trước đó,
Khi ta tán dương việc không lưu giữ quá khứ xấu hổ của chính mình, tài liệu về sự thay đổi theo thời gian của chúng ta với tư cách là những cá nhân, chúng ta cũng đang ca ngợi quy chuẩn văn hóa mà kỳ vọng vào sự hoàn hảo, chuẩn hóa và hành vi không đổi. Sẽ ra sao nếu càng nhiều người tự hào khoác lên mình danh tính quá khứ? Chúng ta có thể làm suy yếu quy chuẩn về sự nhất quán danh tính, một quy chuẩn không ai mong đợi, và thuần túy đi theo sự thay đổi và tăng trưởng. Có lẽ sự phổ biến của mạng xã hội sẽ buộc nhiều người phải đối mặt với thực tế rằng danh tính không và không thể mãi hoàn hảo không tì vết.
Điều chỉnh việc xóa dữ liệu cũng như việc trốn tránh quá khứ thực ra có thể làm tăng cảm giác hổ thẹn về một vết nhơ nhỏ trên mạng, như thể con người và sự thay đổi là điều gì đó đáng xấu hổ. Thái độ lành mạnh hơn đối với quá khứ được lưu lại của chúng ta sẽ chấp nhận việc chúng ta đã khác trước như thế nào, dù là có những lỗi lầm nghiêm trọng. Sự thay đổi có thể không bị xem như một vết nhơ mà là một điều tích cực, là bằng chứng về sự trưởng thành; một đặc điểm danh tính hơn là một thiếu sót.
***
Tôi muốn kiến nghị một cách hiểu khác về mạng xã hội tạm thời, không phải trốn tránh quá khứ mà là chấp nhận hiện tại. Tôi bắt đầu viết về Snapchat trong một bài luận cho Tạp chí Khoa Học vào tháng hai vừa rồi, tranh luận về việc một mạng xã hội phù phiếm như Snapchat thực sự thay đổi tầm nhìn hằng ngày của chúng ta từ việc dùng mạng xã hội sang tập trung vào một chuỗi tương lai của quá khứ để thuần túy chấp nhận thực tại. Trong khi việc ghi lại cuộc sống của chúng ta không còn là điều mới mẻ, với các hình thức và mức độ như: mạng xã hội, điện thoại thông minh, và vô số các công nghệ ghi chép đang liên tục ra mắt để khuyến khích mọi người nhìn thế giới hiện tại như một bức ảnh, ảnh động, video,bản cập nhật trạng thái, đánh dấu vị trí đầy tiềm năng để lưu trữ. Quan trọng là,mạng xã hội đem đến khán giả cho sự phù phiếm của chúng ta, điều này cũng một phần lý giải mong muốn ghi lại cặn kẽ về bản thân mình và những người khác.
Văn hóa lưu trữ trong kỷ nguyên mạng xã hội đã nổi lên đầy hoài niệm như thế. Bởi vì những hoạt động của chúng ta trên mạng xã hội thường tồn tại vĩnh viễn, tầm nhìn mang tính tài liệu này có xu hướng là cái nhìn đa cảm. Những bộ lọc giả cổ điển faux-vintage khiến cho những bức ảnh chụp kỹ thuật số gần đây trông như thể được chụp từ lâu là ví dụ điển hình cho việc hoài niệm hiện tại khi mà khoảnh khắc nào cũng đáng được lưu giữ trọn vẹn trong trí nhớ. Mạng xã hội vĩnh cửu khuyến khích cách hiểu rằng người ta có thể lưu giữ lại hiện tại. Trái lại, mạng xã hội tạm thời thì không có tính hoài niệm, để hiện tại đẹp nhất trong khoảnh khắc của chính nó.
Do vậy, mạng xã hội tạm thời có mối liên hệ khá phức tạp với ký ức. Sự hấp dẫn của mạng xã hội vĩnh cửu một phần đến từ việc chúng ta có thể nhìn lại và nhớ về nhiều thứ trong cuộc đời mình. Tuy nhiên lý lẽ rằng chúng ta càng lưu nhiều chúng ta càng nhớ nhiều có thể không đúng ở một vài mức độ khi lưu trữ thái quá, có lẽ người ta sẽ nhớ ít thứ hơn nếu như chúng được lưu trữ lại một cách hoàn hảo. Bằng cách đẩy các ký ức và công việc ghi nhớ cho các cơ sở dữ liệu, chúng ta không thật sự cần phải ghi nhớ kì nghỉ đó bởi nó đã được lưu trữ cẩn thận trong tập ảnh kỹ thuật số lớn; lưu nhiều đến mức chúng ngày càng trở nên tầm thường đến nỗi bạn hiếm khi xem lại chúng. Ngoài ra, việc không ghi lại điều gì đó cho hậu thế có thể đồng nghĩa với việc ghi nhớ nhiều hơn. Ví dụ, đồng hồ đếm ngược của Snapchat yêu cầu sự chú ý tức thì; khi bạn nhìn nhanh, bạn sẽ nhìn kỹ hơn. Bức ảnh có thể không được ghi lại trọn vẹn nhưng câu chuyện gắn với nó và cảm giác của bạn trong khoảnh khắc đó là điều quan trọng nhất. Mạng xã hội vĩnh cửu gắn với những chi tiết trên một bức ảnh trong khi mạng xã hội tạm thời gắn với ý nghĩa của bức ảnh và những cảm xúc nó gợi lên trong bạn.
Bằng cách này, mạng xã hội tạm thời có thể là một sự tương phản với tính tầm thường của mạng xã hội. Việc lưu lại điều gì đó chứng tỏ rằng điều đó đáng được chú ý; nhưng khi việc lưu trữ tăng lên theo cấp số nhân như hiện nay, thì tính quan trọng dần giảm đi. Trong tương lai gần, quá khứ gần sẽ phổ biến hơn bởi thực tại quá dư thừa. Đi theo trào lưu xã hội thường có cảm giác như đi vào một khu chợ tầm tường, sự phù du thường ngày vốn tồn tại khắp các trang mạng này đã làm suy giảm trầm trọng liên kết căn bản giữa "tư liệu"và "tính quan trọng". Khi các bức ảnh còn hiếm hoi, tài liệu hình ảnh mang tầm quan trọng ở mức độ nhất định trong khi ngày nay việc thấy ai đó chụp hình món bánh xèo của họ lại thật nực cười. Sự dư thừa của tài liệu hình ảnh đã tạo nên nghịch lý của chính nó: việc nắm bắt khoảnh khắc không còn truyền tải tầm quan trọng, bức ảnh chụp vội món ăn của bạn không thể chứng minh sự lưu tâm đến việc thành lập và công ty của bạn. Trong kỷ nguyên lưu trữ thái quá, các tư liệu nói chung và hình ảnh nói riêng đang dần trở nên ít quan trọng và ngày càng tầm thường hơn. Mạng xã hội tạm thời tạo ra sự khan hiếm cần thiết, làm gián đoạn chu kỳ tích trữ tư liệu bằng cách không cho chúng dồn đống lại. Chúng ta là những kẻ tích trữ bằng chứng về cuộc đời của mình; khảo cổ học chẳng còn quan trọng nữa khi mà mọi thứ đều được lưu giữ lại.
***
Liệu tôi có đang ưu ái sự phù du, hiện tại và khoảnh khắc hiện tại không? Ở một mức nhất định, câu trả lời là có. Mạng xã hội vẫn còn non trẻ, và tôi hi vọng rằng nó sẽ vươn mình vượt khỏi sự vĩnh cửu giả định của dữ liệu. Sự hiệu chỉnh, tức việc loại bỏ sự phù phiếm, là cực kỳ cần thiết và muộn màng. Hiện tại không phải lúc nào cũng cần được nắm bắt, lưu lại ở dạng tĩnh lặng và cố định;đôi khi cứ để hiện tại là chính nó lại là điều tốt nhất, để cho nhiều khoảnh khắc trôi đi mà không lưu giữ lại, không chia sẻ, không có những hộp tài liệu và phân loại bắt buộc với số liệu thống kê tương ứng lưu trữ trong cơ sở dữ diệu ngày một mở rộng. Thay vào đó, mạng xã hội tạm thời coi hiện tại không phải là thứ cần cho vào bảo tàng mà như một thứ có thể không được biết đến, không được phân loại, không phải để sử dụng.
Những điều trên không nói rằng chúng ta nên từ bỏ việc lưu trữ lâu dài. Mạng xã hội tạm thời không thật sự đối nghịch với mạng xã hội lâu dài. Như tôi thừa nhận ở bên trên, nhiều người trong chúng ta nâng niu những kỷ niệm trong quá khứ. Dòng thời gian về những sự kiện quan trọng trong đời cũng rất hấp dẫn. Những sự vĩnh cửu không nên trở thành tiêu chuẩn, và có lẽ cũng không nên là sự mặc định. Tốt hơn hãy xem xét thời gian như một biến số trong một hệ sinh thái truyền thông xã hội phức tạp nơi mọi thứ thường không được chia sẻ mãi mãi. Đồng ý rằng rất nhiều trang mạng hiện nay có tính năng xóa bỏ nội dung trên nền tảng của chúng, nhưng sẽ ra sao nếu càng nhiều mạng xã hội chỉ thuần túy theo đuổi sự phù du?
Đây là những câu hỏi và vấn đề mà tôi muốn tìm hiểu và khuyến khích những người khác suy ngẫm thêm về chúng. Mạng lưới toàn cầu không có nghĩa là kết thúc của sự lãng quên; thực tế là nó đòi hỏi phải có sự quên lãng.
Back To News