The Frame Makes the Photograph

A common thing we hear about social media today is that near-constant picture taking means not ‘living in the moment’. We should put the phone down and just experience life rather than worry ourselves with its documentation. This sentiment wrongly assumes that documentation and experience are essentially at odds, a conceptual remnant of how we used to think of photography, as an art object, as content, rather than what it is often today, less an object and more a sharing of experience. But not all social media are built the same, and I think we can use a distinction in social platforms: those that are based in social media versus those that are more fundamentally about communication.
Chúng ta thường nghe về truyền thông xã hội ngày nay rằng việc chụp ảnh liên tục cho thấy bạn đang không "sống trọn từng khoảnh khắc". Chúng ta nên bỏ điện thoại xuống và trải nghiệm cuộc sống thay vì bận tâm vào việc chụp ảnh. Quan điểm này đã sai khi cho rằng việc chụp ảnh và trải nghiệm cuộc sống mâu thuẫn với nhau về bản chất, khái niệm xưa cũ này cho rằng chụp ảnh là một đối tượng nghệ thuật hay nội dung, thay vì ngày nay việc chụp ảnh thường thiên về chia sẻ trải nghiệm hơn là nhằm tạo ra đối tượng nghệ thuật. Nhưng không phải tất cả phương tiện truyền thông xã hội đều giống nhau, và tôi nghĩ chúng ta có thể dùng sự khác biệt ở các nền tảng xã hội: những nền tảng dựa trên truyền thông xã hội so với những nền tảng mà bản chất thiên về giao tiếp hơn.
Nhà nghiên cứu Sherry Turkle đã bàn về vấn đề này trong một bài xã luận gần đây trên báo New York Times, nói về cách nam diễn viên hài Aziz Ansari đã chào người hâm mộ trên đường. Người hâm mộ muốn chụp hình với anh, như một bằng chứng ghi lại cuộc gặp gỡ, tuy nhiên anh chọn cách trò chuyện với họ về công việc của mình, khiến nhiều người vẫn chưa thỏa lòng. Bà Turkle suy ra rằng điều này đại diện cho cách truyền thông xã hội vận hành nói chung, điều mà, tôi cho rằng, là một sự hiểu lầm lớn về, và không liên quan với, cách mọi người sử dụng các dịch vụ xã hội hiện nay. Gặp được người nổi tiếng là một khoảnh khắc đặc biệt bạn muốn ghi lại, trò chuyện cũng tốt, nhưng trò chuyện với người nổi tiếng là chuyện chỉ từ một phía, họ sẽ không thể nhớ được bạn hoặc tiếp tục cuộc trò chuyện ở lần hẹn kế tiếp. Nói việc tương tác xã hội trực tuyến hằng ngày giống với việc gặp người nổi tiếng, như bà Turkle, là không chính xác. Tất nhiên, với trường hợp gặp được nam diễn viên Ansari, một số người sẽ muốn có một bức ảnh hơn là cuộc trò chuyện, nhưng việc tương tác xã hội hằng ngày thông qua kỹ thuật số thường ít tập trung vào đối tượng truyền thông mà thường là vào những đoạn đối thoại qua lại, điều mà các dịch vụ xã hội khác nhau có thể khuyến khích hoặc không, tùy thuộc vào cách dịch vụ đó hoạt động.
Để hiểu được việc chụp ảnh trên các nền tảng xã hội thì ta không nên so sánh nó với nhiếp ảnh truyền thống chuyên tạo ra tác phẩm nghệ thuật, mà thay vào đó bản chất của nó là một hình thức chia sẻ trải nghiệm. Không phải nhằm tạo ra tác phẩm, mà chủ yếu là để chia sẻ cách nhìn, quan điểm, trải nghiệm của bạn hiện tại. Việc biến những giây phút thoáng qua trong đời sống thật thành những tác phẩm mang tính truyền tải là mục đích của những bức ảnh truyền thống, nhưng lại chỉ đơn thuần là phương tiện của những bức ảnh trên mạng xã hội. Khi việc tạo ra các bức ảnh trở nên dễ dàng, sự tồn tại của chúng sẽ không quá đặc biệt hay thú vị, mà thay vào đó chúng tồn tại mang tính mau thay đổi như giao tiếp; một diễn ngôn trực quan thiên về ngôn ngữ hơn là nghệ thuật đúng chất. Như vậy, không nên xem việc chụp ảnh trên mạng xã hội là đánh mất khoảnh khắc hay cuộc trò chuyện mà là một sự hòa nhập xã hội sâu sắc.
Bà Turkle tập trung vào phân tích những bức ảnh tự sướng - ảnh bạn tự chụp bản thân - cho rằng chúng ta đang đánh đổi trải nghiệm của bản thân khi cố gắng chụp ảnh. Nhưng khi ta nhìn nhận ảnh tự sướng không phải là một loạt bức ảnh tự chụp mà là sự chia sẻ trải nghiệm, truyền đạt rằng tôi là ai, tôi ở đây, cảm giác của tôi thế này, thì việc ảnh tự sướng trở nên phổ biến không có gì đáng ngạc nhiên và phản xã hội. Phần lớn, ảnh tự sướng không ghi lại những sự kiện đặc biệt hiếm hoi với người nổi tiếng mà hoàn toàn ngược lại, là những khoảnh khắc đời thường tạo ra cuộc sống muôn hình vạn trạng. Một bức ảnh bãi biển được đóng khung cùng ánh sáng hoàn hảo tạo thành tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp lại có thể là một hành động nói khá nhàm chán khi cùng một hình ảnh như vậy xuất hiện nhiều trên dòng thời gian của các trang mạng xã hội. Thay vào đó, ảnh tự sướng là hình ảnh nói riêng của bạn, không ai có thể chụp ảnh tự sướng của bạn, đó là tiếng nói dưới dạng hình ảnh của chính bạn và do đó nó thật sự riêng tư và nhiều cảm xúc. Nó thể hiện nhiều cảm xúc vào thời điểm đó và đó là lý do vì sao chúng ta muốn chia sẻ và xem lại.
***
Thông qua ví dụ về việc chia sẻ hình ảnh hiện nay, sự khác biệt được tạo ra ở đây là giữa các dịch vụ xã hội chủ yếu tập trung vào nội dung so với tập trung vào giao tiếp. Mọi phương tiện truyền thông xã hội tất nhiên đều tập trung vào hai mảng này, tuy nhiên không phải tất cả đều tập trung vào cả hai như nhau.
Các dịch vụ xã hội chiếm ưu thế hiện nay rất quan tâm đến đối tượng truyền thông, một trải nghiệm sẽ được chia nhỏ, tách riêng ra, được đặt vào trang cá nhân hay dòng thời gian, và có nhiều loại số liệu thống kê cho thấy có bao nhiêu người thích nó. Nói đơn giản hơn, các phương tiện truyền thông xã hội này xây dựng trang chủ của họ và trải nghiệm của bạn xoay quanh những đối tượng truyền thông, có thể là hình ảnh, video, đoạn văn bản, những lần check-in, v.v.. Chúng là những đơn vị trải nghiệm cơ bản cho phép bạn nhấp vào, bình luận và chia sẻ. Một bức ảnh được đăng lên, sẽ có cuộc đối thoại nói về bức ảnh đó cùng xuất hiện trên màn hình.
Ngoài ra, một thành phần chính của truyền thông xã hội - được người dùng đánh giá cao tuy nhiên chưa được phân tích chuyên sâu - là nó loại ra những đơn vị tổ chức. Không có bình luận nào hiển thị trên Snap, kể cả nút trái tim hay nút like. Với tính chất mau thay đổi, giao tiếp được thực hiện thông qua những bức ảnh thay vì những thứ xung quanh.
Đối tượng truyền thông, ví dụ, một hình ảnh, là mục tiêu của phương tiện truyền thông xã hội chiếm ưu thế, nhưng chỉ đơn thuần là phương tiện cho các dịch vụ ngắn hạn, cho phép đối tượng truyền thông dần biến mất và loại bỏ chính đối tượng xây dựng nên những dịch vụ khác. Cũng như những bức ảnh tự sướng nhiều vô số, đối tượng chụp ảnh thực tế chỉ là sản phẩm phụ của giao tiếp, thay vì là đối tượng tập trung.
Bằng cách giảm tầm quan trọng của đối tượng truyền thông, khiến nó biến mất dần đi, thì điều được nhấn mạnh ở đây chính là giao tiếp. Điều này đã thành công trong việc giải thích nét riêng của Snap so với hình ảnh tĩnh được chia sẻ trên các trang mạng khác. Các dịch vụ khác, kể cả các nền tảng nhắn tin trực tiếp, được tổ chức và xoay quanh các đối tượng truyền thông lâu dài. Đây là truyền thông dựa trên tính xã hội tạo ra khái niệm truyền thông xã hội.
Một hình ảnh phần nào có thể trở thành một bức ảnh nếu có đường viền. Khung hình tạo nên một bức ảnh hoàn hảo. Đáng chú ý, Snapchat thường không đóng khung, hiển thị toàn màn hình, mang tính khoảnh khắc hơn là một đối tượng nghệ thuật. Thay vì chia sẻ những chiến tích - trải nghiệm và hy vọng giao tiếp xảy ra, mạng xã hội ngắn hạn khiến các đối tượng nghệ thuật dần biến mất nhằm tập trung chỉ vào khoảnh khắc đó, trải nghiệm đó, lần giao tiếp đó; mang tính xã hội hơn truyền thông và cả mạng xã hội.
Có lẽ lý do hầu hết các phương tiện truyền thông xã hội chiếm ưu thế hiện nay đều tập trung vào nội dung, vào đối tượng truyền thông, là vì nội dung có thể được lưu trữ. Tính xã hội được xem như thông tin có thể được sắp xếp khi các công cụ tìm kiếm dẫn đến các trang web. Hình ảnh và những thứ còn lại được ghi lại, lưu giữ, sắp xếp vào các trang hồ sơ để được chia ra, theo dõi và xếp loại. Đó là lý do mọi người từng dùng máy tính để bàn để thực hiện những điều này. Có lẽ do sự phát triển nhanh chóng của điện thoại di động khiến con người ít tìm kiếm thông tin và thay vào đó giao tiếp nhiều hơn, cho thấy đây là một mô hình không hoàn hảo để sắp xếp những thứ mang tính xã hội. Tôi dự định kết bài bằng một lưu ý mang tính suy đoán tại đây, nhưng chắc đã đến lúc phải suy nghĩ lại về tính xã hội chủ yếu dựa vào các đối tượng truyền thông.
Người ta vẫn có thể hiểu được sự hấp dẫn của đối tượng truyền thông và lý do tại sao chúng ta tiếp tục muốn tạo ra và tận hưởng những khoảnh khắc đẹp đó trong một khung ảnh. Ban nhạc mà bạn đang xem tại thời điểm họ nhiệt huyết nhất, cảnh mặt trời lặn, buổi họp mặt gia đình, gặp gỡ một diễn viên hài nổi tiếng: chắc chắn là dịp dành cho những bức ảnh quan trọng, được lưu giữ vĩnh viễn. Như tôi thường tranh luận, phương tiện truyền thông xã hội ngắn hạn và lâu dài hoạt động song song chứ không phải đối lập nhau. Ngay cả Snaps cũng thường được biến thành những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời.
Nhưng cũng như việc dễ dàng coi trọng tầm quan trọng của những khoảnh khắc đặc biệt đó, thì ta cũng sẽ dễ dàng đánh giá thấp những khoảnh khắc dường như tầm thường ở khoảng giữa. Những người nghiên cứu thế giới xã hội đánh giá cao sự phức tạp của những thứ dường như là tầm thường. Tuy nhiên những gì thường được cho là nhàm chán, tầm thường trong cuộc sống hàng ngày lại vô cùng quan trọng. Sự chăm chuốt cho xã hội nhỏ tạo nên cuộc sống của chúng ta: nói xin chào, mỉm cười, công nhận lẫn nhau, khuôn mặt, đồ vật và tâm trạng của chúng ta từ tốt đến xấu. Phương tiện truyền thông xã hội vĩnh viễn từng có thời gian gặp khó khăn trong việc nắm bắt những điều tầm thường quan trọng này một cách thoải mái. Và đây chính xác là nơi truyền thông xã hội ngắn hạn vượt trội; được xây dựng cho giao tiếp hàng ngày trong những khoảnh khắc thoáng qua, thường xuyên mang lại niềm vui, và luôn giữ bản chất quan trọng. Nếu ta không xem mạng xã hội chỉ là ghi lại những khoảnh khắc như chiến lợi phẩm, phương tiện truyền thông xã hội ngắn hạn sẽ trở nên quen thuộc hơn, nó nhấn mạnh tính xã hội đời thường hàng ngày, và điều đó không hề tầm thường.
Back To News